Lịch sử Napoli

Bài chi tiết: Lịch sử Napoli

Napoli được thành lập giữa thế kỷ 7 và 6 trước Công Nguyên bởi người Hy Lạp và được đặt tên là Neapolis.

Trong thời kỳ chiếm đóng của La Mã, thị trấn đã giữ được ngôn ngữ và tập quán của Hy Lạp.

Trong thời kỳ La Mã, thành phố đã bị nhiều nhóm dân tộc chiếm lĩnh (Byzantines, Lombards, Normans, Swabians, Angevins, Aragonese, Spaniards, Bourbons và revolutionary French). Ngày nay người ta có thể thấy dấu tích của tất cả các dân tộc chiếm lĩnh này ở các tượng đài, ở nền văn hóa và thói quen của thành phố. Napoli cũng là kinh đô của Vương quốc Hai Sicilies và sau khi Congress of Vienna trở thành kinh đô của Vương quốc Napoli. Sau một thời kỳ dài suy thoái tiếp sau sự thành lập của quốc gia Ý hơn 100 năm về trước, thành phố đã có những bước tiến dài trong việc lấy lại danh tiếng là trung tâm văn hóa.

Dân số, nhập cư và độ tuổi

Napoli là thành phố lớn và giàu nhất Nam Ý và là một trong những thành phố lớn nhất Ý với dân số 1.000.449 người. Dân số đại đô thị Napoli là 3.085.447 người (nhiều con số ước tính khác cho thấy dân số vùng đô thị Napoli là 4,2 triệu người). Không giống như các thành phố phía bắc Ý nơi có dân nhập cư chiếm tỷ lệ lớn, có rất ít dân nhập cư ở Napoli. Năm 2004, có 40.413 người nước ngoài ở vùng đô thị Napoli, chiếm 1,3% dân số. Giống như nhiều thành phố Tây Âu khác, Napoli chứng kiến một làn sóng dân nhập cư Đông Âu - chiếm đa số trong số người ngoại quốc ở Napoli. Nhiều người trong số này là dân lao động từ Ukraina, Ba Lan, Albania, và România. Dân ngoài châu Âu có người Hoa, Ả Rập từ Bắc Phi và dân da đen sub-Saharan với số lượng nhỏ .

Độ tuổi cư dân (của vùng đô thị)
  • Độ tuổi từ 00-14: (579.088) hoặc 18.76%
  • Độ tuổi từ 15-64: (2.093.764) hoặc 67.87%
  • 65 trở lênr: (412.595) hoặc 13.37%

Không giống như Bắc Ý, nơi nhiều thành phố có dân số già, Napoli và các thành phố phía Nam khác có tỷ lệ dân số trẻ cao hơn. Tuy nhiên, có một làn sóng những người thanh niên rời bỏ các thành phố phía Nam để đến các thành phố giàu có và già nua ở phương Bắc như vùng Lombardia là vùng giàu nhất châu Âu. Ngoài ra, có một sự chuyển dịch cơ cấu dân số ở Ý trong những năm qua: tỷ lệ sinh ở các thành phố phía Bắc tăng lên, trong khi tỷ lệ sinh tại phía Nam giảm đáng kể. [cần dẫn nguồn]

Kinh tế và việc làm

Kinh tế của tỉnh khá yếu so với cả nước Ý, xếp thứ 94/103 tỉnh của Ý về tiêu chí GVA (tổng giá trị gia tăng) Ước tính tỷ lệ thất nghiệp ở tỉnh Napoli nằm giữ 20-30% nhưng con số này không chính xác do rất nhiều người là việc trong "nền kinh tế chìm" không thể thống kê lương bổng và thuế má được. Có một sự chuyển dịch từ truyền thống kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Có 138.000 doanh nghiệp ở tỉnh Napoli sử dụng 595.000 nhân cong năm 2001. Số liệu năm 2002, số lượng doanh nghiệp này là 249.590. Hơn 1/2 là doanh nghiệp nhỏ với ít hơn 20 công nhân, 70 là doanh nghiệp vừa với hơn 200 nhân công và 15 doanh nghiệp có hơn 500 nhân công. Các ngành như sau:

  • dịch vụ và hành chính công 30.7%;
  • chế tạo 18%;
  • thương mại 14%;
  • xây dựng 9.5%;
  • vận tải 8.2%;
  • tài chính, ngân hàng, bất động sản 7.4%;
  • nông nghiệp 5.1%;
  • khách sạn 3.7%;
  • các hoạt động khác 3.4%.

Bến cảng và sân bay

Có 370 doanh nghiệp với hơn 5200 nhân công làm việc ở cảng Napoli. Doanh số tổng cộng là 516 triệu euro. Các ngành ở đây gồm: sửa chữa tàu biển, kho bãi, hậu cần, dịch vụ container, môi giới và các đại lý tàu, các hãng du lịch, môi giới bảo hiểm. năm 2001, hơn 15 triệu tấn hàng thông qua cảng của Napoli với 230.000 công-ten-nơ. Năm 2001, lượng khách du lịch hơn 8 triệu lượt. Năm 2001, lượng tàu du lịch cập cảng tăng 14,3% so với năm trước. Sân bay quốc tế Napoli là cảng hàng không quan trọng nhất phía Nam Ý với 140 chuyến/ngày. Năm 2002, lượng khách thông qua đạt hơn 4 triệu, tăng 3,2% so với năm 2001.